Rắn Hổ Trâu Thương Phẩm Giá Tốt
I. Đặc điểm nhận dạng rắn hổ trâu
1. Tên gọi phổ thông của rắn hổ trâu:
Rắn hổ trâu, tên khoa học là Ptyas mucosa, là một loài rắn thuộc họ Rắn nước (Colubridae). Ở một số vùng ở Việt Nam, tên khác như rắn hổ vện, rắn ráo trâu hay là rắn hổ hèo, một số nơi còn gọi loài rắn này là rắn long thừa. Điều này hoàn toàn do tên gọi theo vùng miền nhưng tất cả đều ám chỉ một loài rắn hổ trâu.
2. Vẻ bề ngoài rắn hổ trâu:
Rắn hổ trâu phổ biến ở Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia,…. Rắn hổ trâu có thể dài tới 2.5 mét và nặng đến 7kg (ở điều kiện nuôi nhốt) và có màu sắc nền nâu đất pha lẫn những khoang đen đó cũng chính là lý do tại sao người ta lại gọi chúng là rắn hổ vện, cái vằn đen trên làn da màu đất ám chỉ nghĩa từ vện trong tên gọi loài rắn này. Một số cá thể bị bạch tạng, đây là một dạng đột biến hiếm gặp và sẽ có màu sắc như bên dưới. Giá trị của nó cũng sẽ cao hơn những con rắn hổ trâu thông thường vì là do hàng hiếm.
Lớp vẩy phần bụng rắn hổ vện bao gồm nhiều vảy dày xếp chồng lên nhau và có đốm đen chạy dọc 2 bên sườn. Đây cũng là một đặc điểm nhận diện khá đặc trưng của nhiều dòng rắn hổ. Ngoài ra dòng rắn hổ vện khi quay video chúng vào ban đêm, tròng mắt rắn phản chiếu ánh sáng từ đèn flash, trông rất huyền bí và thu hút người quan sát.
II. Giá rắn hổ trâu hiện nay
1. Mua bán rắn thịt hổ vện có được cho phép tại việt nam?
Câu trả lời là hoàn toàn được vì ngoài việc các thợ săn săn bắt rắn rắn hổ hèo ngoài tự nhiên thì trong vài năm trở lại đây loài rắn này đã được các hộ nông dân thuần chủng và nhân đàn với số lượng lớn mang lại thu nhập đáng có cho người dân ở nhiều vùng nông thôn. Chính vì lẽ đó trang web ranhotrau.com chuyên kinh doanh rắn thịt hổ trâu, cũng như con giống với số lượng ổn định. Khả năng cung ứng thịt rắn hổ trâu cho các nhà hàng quán ăn quanh năm mà không sợ thiếu hụt hàng. Bảng giá rắn hổ trâu sẽ được cập nhật liên tục theo tuần để quý độc giả nắm theo thông tin dưới đây:
2. Cập nhật bảng giá rắn hổ trâu:
Loại rắn | Cân nặng (kg) | Giá thành (VND)/kg |
Rắn hổ vện loại 3 | 0-0.8 | 250,000 |
Rắn hổ vện loại 2 | 0.8-1.2 | 320,000 |
Rắn hổ vện loại 1 | 1.2-1.5 | 420,000 |
Rắn hổ vện đại | >1.5 | 550,000 |
Trên đây là bảng giá cho khác hàng lẻ, chưa bao gồm phí ship. nếu khách sỉ vui lòng liên hệ để được báo giá chi tiết. Cam kết số lượng có đều đặn tất cả các mùa trong năm. Liên hệ: 0783213941
3. Thịt rắn hổ trâu có ngon không?
Nói về thịt rắn, chúng ta có thể chia ra làm 2 nhóm rắn bao gồm rắn săn bắt động vật trên cạn như rắn hổ trâu ( rắn hổ hèo), rắn hổ ngựa, rắn hổ hành và nhóm rắn săn mồi dưới nước như rắn ri voi, rắn ri cá, rắn nước,…
Cũng như một số loài rắn thịt khác, thịt rắn hổ hèo ăn rất ngon. Các sớ thịt dai chắc và ngọt lịm không thua gì rắn hổ hành, bên ngoài là lớp da căng bóng dòn dai sựt sựt khiến bao tín đồ ẩm thực luôn săn tìm món ăn rừng yêu thích này. Tuy vậy theo đánh giá của giới sành ăn, loài rắn này có các sợi xương khá cứng so với rắn hổ hành. Chính vì lẽ đó, giá thịt rắn ráo trâu có phần thấp hơn so với rắn hổ hành. Mặt khác, chất lượng thịt của nó được đánh giá cao hơn rắn hổ ngựa, đồng nghĩa với việc giá rắn hổ trâu cũng cao hơn giá thịt rắn hổ ngựa. Trên đây là 3 loài rắn thường gặp trong các cuộc săn bắt thú vị đồng quê không chỉ ở riêng miền Tây mà toàn khắp đất nước Việt Nam.
III. Tập tính rắn long thừa
Rắn long thừa (hổ trâu) là loài rắn ăn thịt, thức ăn của chúng chủ yếu là chuột, ếch, nhái và các loài động vật nhỏ khác. Rắn ráo trâu tuy không có nọc độc nhưng bản tính khá hung dữ trong môi trường tự nhiên. Chúng có thể tấn công con người, nhắm mục tiêu vào mắt mà cắn khi con người bắt rắn, do tốc độ của rắn hổ hèo cực nhanh nên chúng ta tuyệt đối phải cẩn thận khi bẫy bắt loài rắn này.
Chính nhờ vào việc nắm bắt tập tính săn mồi và môi trường sống của rắn ráo trâu, con người có 2 cách tiếp cận với loài rắn này một là bẫy rắn hổ trâu và nuôi rắn hổ trâu.
IV. Bẫy rắn hổ trâu
Hiểu được bản chất rằng là rắn hổ trâu thường săn mồi ở các khu vực rậm rạp nhiều cây cỏ, ven sông ven suối nên con người sẽ làm nên những chiếc bẫy rắn kích thước đa. Tuỳ vào kích thước rắn ở khu vực đó to hay nhỏ mà người bẫy rắn sẽ chọn kích thước lồng cho phù hợp. Các loại lồng bẫy rắn có chiều dài từ 40cm, 60cm, 80cm hoặc thậm chí có thể lên đến 1m.
Sau khi đã chọn được vị trí và kích thước lồng bẫy phù hợp, ta cho chuột bẫy rắn vào lồng, kèm theo thức ăn cho chuột như lúa, dưa leo, khoai lan, sắn,… nhằm đảm bảo những chú chuột mồi có thể sống trong vòng từ 3 đến 5 ngày.
Rắn hổ vện hay săn mồi vào ban đêm nên thời gian thăm bẫy rắn tốt nhất là vào buổi sáng sớm. Người thợ bẫy rắn có kinh nghiệm sẽ chọn được khu vực tốt và dễ dàng gặt hái được thành quả như trên.
Ngày càng có nhiều thợ bẫy rắn chuyên nghiệp đó cũng chính là lý do khiến loài vật này ngày trở nên cạn kiệt trong môi trường tự nhiên. Con người làm việc hăng say đến lúc cũng phải nhường bước cho những mặt đối lập với nó. Vì vậy đây cũng là cơ hội tốt cho cho người nông dân đam mê công việc chăn nuôi. Đó mới thật sự là một tương lai bền vững cho ngành nghề rắn này.
V. Nuôi rắn ráo trâu
Việc nuôi rắn ráo trâu hiện nay không còn quá khó khăn khi mà nền y học phát triển, các phương pháp chữa bệnh ngày càng hiện đại và hiệu quả. Bên cạnh đó thức ăn cho rắn hổ trâu không quá khó tìm kiếm. Ngoài tự nhiên, rắn ráo trâu thường săn mồi sống tuy nhiên sau khi thuần chủng được loài rắn này, bà con thường mua các loại thức ăn đông lạnh như chim cút non, gà con, vịt con yếu để cho rắn ăn nhằm tiết kiệm chi phí giá thành.
Ngoài ra, cũng có một số mô hình nuôi rắn ráo trâu từ chuột. Có nghĩa là người nông dân sẽ gầy dựng mô hình nuôi chuột sinh sản số lượng lớn trước sau đó sẽ lấy chuột đó làm thức ăn cho thế hệ rắn hổ trâu đang phát triển. Giải pháp này có ưu điểm là tự chủ được nguồn thức ăn mà không phụ thuộc bên thứ 3 tuy nhiên chi phí đầu vào sẽ bị đẩy lên cao hơn so với việc mua thức ăn đông lạnh từ các bên chăn nuôi khác.
VI. Kết luận về rắn hổ hèo:
Rắn hổ trâu có ý nghĩa quan trọng trong hệ sinh thái trên toàn bộ lãnh thổ Việt Nam ta, góp phần giảm thiểu các tác nhân gây hại cho nông nghiệp đó chính là con chuột, dơi,…. Ngược lại nếu rắn hổ trâu xâm lấn nhiều đến các vùng chăn nuôi vịt, gà, chồn thì đây là tác nhân gây hại cho bà con nông dân. Vì vậy bất cứ lĩnh vực nào cũng đều có 2 mặt tích cực và tiêu cực. Con người chúng ta có trách nhiệm cân bằng 2 mặt đó để giúp ích cho đời sống con người. Tóm lại rắn hổ trâu vẫn nên được bảo tồn trong các trang trại, đó là lý do chính đáng để bảo vệ một loài vật có giá trị kinh tế cao.